Nam chính và nữ chính trong truyện ngôn tình thường luôn được tác giả xây dựng với hình tượng vô cùng đặc biệt. Ngôn tình là thế giới để các tác giả tự do sáng tạo và thể hiện bản thân. Do đó, khi trí tưởng tượng được bay xa, nhiều tình tiết trong truyện đôi khi có chút hiếm gặp ở thực tế. Điển hình là một số “căn bệnh lạ” mà nam chính ngôn tình hay gặp phải.
Bây giờ, hãy cùng La điểm qua 7 “căn bệnh lạ” mà soái ca ngôn tình hay gặp nhé! Cùng chờ xem trí tưởng tượng của các tác giả ngôn tình sẽ phong phú như thế nào!
1. Nam chính ngôn tình hay mắc bệnh sạch sẽ
Nam chính trong các truyện ngôn tình thường rất hay bị ám ảnh về sự sạch sẽ. Cứ 10 truyện thì chắc phải đến 5 – 6 truyện có các soái ca mắc căn bệnh này.
Khi mắc bệnh sạch sẽ, các chàng trai thường sẽ cảm thấy xung quanh có rất nhiều vi khuẩn, làm chuyện gì cũng cẩn thận. Đặc biệt, họ rất ghét việc người khác chạm vào mình và cũng không bao giờ chạm vào người khác.
Theo khoa học, ám ảnh về sự sạch sẽ chính là một căn bệnh tâm lý liên quan đến OCD. Người bệnh luôn mong muốn được làm việc hoặc sống trong một môi trường sạch sẽ hay sở thích sự gọn gàng. Họ còn luôn có sự “khó chịu” trong đầu, phải làm sạch và thu dọn các khu vực hoặc vật dụng cụ thể để “giải phóng” tư tưởng.
Việc ám ảnh sự sạch sẽ như thế cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Do đó, các nhân vật mắc bệnh này thường là những ngày dù đẹp trai hoàn hảo nhưng lại rất khó có người yêu.
Vì vậy, các tác giả thường rất thích xây dựng tình tiết nam chính mắc bệnh sạch sẽ. Cho đến khi nữ chính xuất hiện, cô sẽ là người đặc biệt có thể giúp người yêu mình chữa căn bệnh này. Từ đó, vai trò của nữ chính trong truyện cùng được làm rõ và nhất mạnh.
Chúng ta có thể lấy ví dụ về bộ truyện ngôn tình Mùa Hè Của Hồ Ly. Cố Thừa Trạch có thể được xem là một huyền thoại trong “làng vệ sinh”. Anh là một tổng tài bên ngoài soái ca, nhiều tiền, bên trong lại là người có chứng ám ảnh về sự sạch sẽ.
Mỗi lần Cố Thừa Trạch xuất hiện, cả công ty như đang “dàn trận”. Việc đầu tiên anh làm khi đến công ty chính là kiểm tra xem xung quanh có còn một hạt bụi nào có thể lọt vào hay không. Để đón tổng tài, các nhân viên vệ sinh trong công ty phải làm việc cật lực, lau chùi mọi thứ thật sáng bóng.
Còn Cố Thừa Trạch, anh chẳng ngần ngại xịt thuốc khử trùng trước khi chuẩn bị chạm tay vào vật gì. Cho đến khi nữ chính Cẩn Vân xuất hiện, Cố Thừa Trạch mới bắt đầu có nhiều sự thay đổi.
Soái ca mắc bệnh sạch sẽ khi yêu thì sẽ như thế nào? Mọi chuyện sẽ được kể chi tiết qua bộ truyện Mùa Hè Của Hồ Ly.
Để tham khảo thêm về truyện ngôn tình và nhiều bộ sách hấp dẫn, bạn có thể khám phá tại đây.
2. Nam chính ngôn tình dị ứng với lời nói dối
Đây có thể nói là một căn bệnh lạ mà chỉ có thể có trong truyện ngôn tình. Người mắc bệnh này cũng chính là Cố Thừa Trạch trong Mùa Hè Của Hồ Ly.
Trong Mùa Hè Của Hồ Ly, nam chính Cố Thừa Trạch ngoài sự ám ảnh về sạch sẽ còn bị dị ứng với lời nói dối. Mỗi khi nghe được người khác nói dối, cơ thể anh sẽ có phản ứng mà nổi mẩn.
Căn bệnh vượt xa khoa học này cũng vì thế mà chỉ có trong truyện. Để xem chi tiết, các bạn có thể tìm đọc bộ truyện Mùa Hè Của Hồ Ly tại đây.
3. Nam chính ngôn tình dị ứng với phụ nữ
Nam chính ngôn tình mắc bệnh dị ứng với phụ nữ có thể được xem là vô lý, nhưng thật sự đây lại là một tình tiết rất hay xuất hiện trong truyện ngôn tình.
Trong các truyện ngôn tình, tác giả hay rất hay xây dựng một hình tượng nam chính bề ngoài lạnh lùng, nhiều tiền, vẻ ngoài điển trai khiến bao nhiêu cô gái đều phải ao ước. Nhưng bên trong chàng trai ấy có thể sẽ gặp một chướng ngại tâm lý gì đó dẫn đến ngại tiếp xúc với phụ nữ.
Từ đó, nam chính của chúng ta luôn trong tình trạng độc thân. Khi nữ chính xuất hiện, cô sẽ dần dần cảm hóa và “chữa” được cho người yêu căn bệnh kỳ quái kia. Thậm chí, để tăng thêm cảm giác đặc biệt, nam chính thưởng chỉ có thể tiếp xúc bình thường với nữ chính. Cô chính là một ngoại lệ.
4. Nam chính ngôn tình rối loạn nhân cách
Rối loạn nhân cách cũng là một trong những “căn bệnh lạ” thường thấy ở các nam chính ngôn tình.
Khi bị đa nhân cách, trong mỗi con người họ thường có rất nhiều tính cách khác nhau như: đang vui có thể buồn, đang khóc có thể cười, hay giận giữ trở lên vui vẻ. Những người bị rối loạn nhân cách thường sống tách biệt với thế giới. Đôi khi, họ mất kết nói với suy nghĩ, ký ức hay cảm xúc của mình.
Do vậy, các truyện có nhân vật chính bị rối loạn nhân cách thường rất nặng về tâm lý. Để có thể diễn tả mọi tình một cách chân thật nhất, các tác giả thường phải rất “chắc tay” trong từng câu chữ.
Tuy nhiên, với những người thích đọc truyện ngôn tình những vẫn có yếu tố bất ngờ, hấp dẫn, thì những truyện nặng tâm lý như vậy sẽ là một lựa chọn hết sức phù hợp.
5. Nam chính ngôn tình theo chủ nghĩa hoàn mỹ
Người theo chủ nghĩa hoàn mỹ, hay còn gọi là người cầu toàn là những người có xu hướng muốn mọi thứ trong cuộc sống được sắp xếp một cách hoàn hảo. Họ thường là những người có yêu cầu rất cao trong công việc, cuộc sống, kể cả tình yêu.
Do đó, các nhân vật theo chủ nghĩa hoàn mỹ thường là một người rất hoàn hảo trong mắt người khác. Bởi vì yêu cầu cao về mọi mặt nên họ thường rất chăm chút về ngoại hình và có một sự nghiệp thành công.
Nhưng đôi khi, chủ nghĩa hoàn mỹ này lại gây cho người một số bất lợi. Mặc dù có thể thành công ở nhiều mặt, được nhiều người yêu thích, nhưng khi ở một mình, họ phải đối diện với rất nhiều vấn đề. Trong đó, sự tan vỡ các mối quan hệ hay rối loạn tâm lý có thể làm họ không cảm thấy hạnh phúc.
Chủ nghĩa hòa mỹ có thể là một động lực để cho người sống tốt hơn, đạt được nhiều thành công rực rỡ. Nhưng loại động lực này cũng có thể khiến người ta không hạnh phúc hay thỏa mãn khi không thực hiện được một điều gì đó như kỳ vọng.
Một tình tiết khá thú vị là thông thường định mệnh của các nam chính theo chủ nghĩa hoàn mỹ sẽ là một người con gái hay vụng về nhưng lại có trái tim vô cùng ấm áp. Chính sự đối lập về quan điểm và tính cách, câu chuyện của họ đã trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
6. Nam chính ngôn tình có tính chiếm hữu cao
Tính chiếm hữu cao có thể hiểu là luôn muốn những thứ mình sở hữu chỉ thuộc về riêng mình. Chiếm hữu cao trong tình yêu thường sẽ luôn muốn người mình yêu phải luôn ở bên cạnh mình, không muốn rời nửa bước.
Nhưng người có tính chiếm hữu cao thường là người rất ghen tuông và rất hay kiểm soát. Họ cũng là một người rất đa nghi. Khi thấy người mình yêu đi cùng một người khác giới hay làm một hành động gì đó khác lạ dù trong vô thức cũng sẽ trở nên rất nổi giận.
Tính chiếm hữu cao thể hiện một tình yêu nồng cháy nhưng đôi lúc lại là một tình yêu cực đoan. Việc thường xuyên bị kiểm soát và sự ghen tuông mù quáng có thể làm cho người còn lại cảm thấy khó chịu.
Sự kiểm soát bởi tính chiếm hữu cao cũng là ngọn nguồn của rất nhiều hiểu lầm và sóng gió trong tình yêu. Nếu chiếm hữu quá mức còn có thể làm mối quan hệ trở nên tan vỡ.
7. Nam chính ngôn tình mắc bệnh tự kỷ
Tự kỷ không phải là một căn bệnh lạ nhưng cũng rất thường thấy trong các truyện ngôn tình. Các nam chính đôi lúc sẽ mắc bệnh bẩm sinh hoặc trải qua những biến cố nào đó trong cuộc sống mà hình thành tự kỷ.
Các nhân vật mắc bệnh tự kỷ thường sẽ khó hòa nhập với xã hội. Họ cứ “lầm lầm lỳ lỳ” ít chịu tiếp xúc với những người lạ. Do đó, cuộc sống của họ mỗi ngày chỉ là những việc lặp đi lặp lại.
Những nhân vật mắc bệnh tự kỷ thường sẽ hay “nhốt” tâm hồn mình vào một góc tối, không chịu cởi mở. Đến khi họ gặp được một người sẵn lòng vì mình, yêu mình thật lòng, khiến họ cảm giác an toàn, họ sẽ dần dần mở lòng hơn.
Thế giới ngôn tình luôn là “sân chơi” để các tác giả thỏa sức sáng tạo. Do đó, với từng tác phẩm của từng tác giả khác nhau, câu chuyện sẽ có vô vàn tình tiết và hướng đi thú vị.
Bài viết này, La đã cùng bạn điểm qua những căn bệnh “là” thường hay xuất hiện trong truyện ngôn tình, đặc biệt là đối với các nam chính của chúng ta. Ngoài những liệt kê trên, bạn còn phát hiện điểm thú vị nữa không? Nói cho La biết với nhé!
Để xem thêm nhiều bài viết với chủ đề thú vị, bạn có thể ghé qua chuyên mục khác của La tại đây.
Để có thể tham khảo nhiều tác phẩm ngôn tình và mua sách với giá ưu đãi, mời bạn ghé qua Tiệm sách nhỏ của Lala nhé!